Khác nhau giữa Hợp pháp hóa lãnh sự và Dịch thuật là gì?

Dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự khác nhau như thế nào?

Sẽ có nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự bởi đây đều là do cơ quan có thẩm quyền được nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện bằng việc các loại giấy tờ yêu cầu sẽ được chứng nhận con dấu, chữ ký cũng như chức danh. Tuy nhiên đối với dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự thì dịch thuật có thể làm việc không chỉ với các cơ quan có thẩm quyền mà còn có thể làm việc tại các công ty dịch thuật.

Dưới đây là một số điểm khác nhau để bạn có thể phân biệt như:

  • Dịch thuật công chứng sẽ là một quy trình, đầu tiên cần phải dịch thuật giấy tờ/tài liệu sau đó sẽ sang bước công chứng, chứng thực. Tuy nhiên giấy tờ/tài liệu dịch thuật công chứng bạn chỉ có thể sử dụng trong nước. Nếu muốn sử dụng ở các quốc gia khác thì chưa có đủ hợp pháp. Còn dịch thuật thì thì chỉ việc dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác và có thể thực hiện ở nhiều địa chỉ khác nhau.
  • Hợp pháp hóa lãnh sự là một quy trình quan trọng để giấy tờ/tài liệu sau khi chứng thực được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Đây là một quy trình tách biệt hoàn toàn so với dịch thuật công chứng cũng như dịch thuật. Và các loại giấy tờ, tài liệu nước ngoài muốn được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam hoặc ở các quốc gia khác đều cần phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Quy trình chung của dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự

Để hiểu rõ hơn về dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự thì bạn có thể tham khảo thêm quy trình của từng vấn đề. Dưới đây Lý Lịch Tư Pháp sẽ chỉ rõ từng quy trình như sau:

Quy trình dịch thuật

Bước 1: Tài liệu/hồ sơ cần dịch được giao cho người thông thạo ngôn ngữ đó.

Bước 2: Người nhận dịch cần dịch rõ. Trong quá trình dịch cần đảm bảo tính chính xác, ngữ pháp, chính tả cũng như văn phong của văn bản.

Bước 3: Tài liệu được rà soát bởi các chuyên gia.

Bước 4: Trước khi giao lại cho khách hàng thì kiểm tra một lần nữa để khi đến tay khách hàng đoạn văn bản được hoàn thiện nhất.

Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau đó đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh rồi thông báo cho Bộ ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ, xem xét thì trả hồ sơ. Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ toàn bộ hồ sơ. Nếu số lượng hồ sơ nhiều trên 10 tài liệu thì có thể giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Với những thông tin trên hy vọng đã giải đáp cho bạn sự khác biệt giữa dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp bạn còn có thắc mắc thì có thể liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT TTLAW Tư vấn Pháp luật và Dịch vụ Doanh nghiệp

Điện thoại: 0962613900 Ls Tuấn Thành

Địa chỉ trụ sở: Số 9 đường Trần Phú, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa Vũng tàu

Chi nhánh Bình Dương: số 11 đường Đoàn Thị Điểm (đường số 1), khu phố 4, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Website: TTLaw.vn

Email: [email protected]

hopphaphoalánhuttlaw

Nguồn: Luật sư Tuấn Thành