Tư vấn ly hôn nhanh

Tư vấn ly hôn nhanh

1. Khi nào thì được quyền ly hôn?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc ly hôn có thể do hai bên đồng thuận (ly hôn thuận tình) hoặc do một bên vì bị áp bức, bạo lực gia đình hay chỉ đơn giản là quan hệ hôn nhân trầm trọng (ly hôn đơn phương). Dưới đây, Luật sư chủ yếu nói về ly hôn đơn phương từ một phía – khởi kiện ly hôn.

2. Khi một trong các bên không đồng ý ly hôn, Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm những gì?

+ Đơn khởi kiện ly hôn (chỉ cần người đứng đơn ký) + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Bản chính

+ Sổ hộ khẩu + CMND/CCCD của người khởi kiện: sao y công chứng + Sổ hộ khẩu + CMND/CCCD của người bị kiện (nếu có): photo + Giấy khai sinh con chung (nếu có): sao y công chứng

+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có): Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm Ngân hàng, Sao kê ngân hàng, Giấy tờ xe,.....

+ Giấy tờ chứng minh nợ chung (nếu có): Hợp đồng vay tiền,...

Một số Tòa án còn yêu cầu thêm giấy tờ khác. Nhưng theo quy định pháp luật thì những giấy tờ trên là đảm bảo đủ yêu cầu thụ lý giải quyết.

Luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn 0962613900

LƯU Ý: Người khởi kiện (là người đứng đơn ly hôn), Người bị kiện (là bị ly hôn).

Các bên có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết việc ly hôn trước, các vấn đề tranh chấp như tài sản chung, nợ chung có thể tự giải quyết hoặc sau khi ly hôn có thể khởi kiện thành một vụ án khác. Như vậy, quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án sẽ diễn ra nhanh hơn, đỡ tốn kém chi phí hơn.

+ Trường hợp mất Giấy đăng ký kết hôn: Khi bị một bên giữ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc bị thất lạc thì người khởi kiện có thể ra UBND nơi đăng ký kết hôn xin “Trích lục đăng ký kết hôn” nộp thay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

+ Trường hợp một bên không có Chứng minh nhân dân: Theo quy định thì không bắt buộc phải có CMND/Hộ khẩu của người bị kiện, nghĩa là nếu người vợ muốn ly hôn nhưng người chồng không đưa CMND để vợ nộp kèm đơn thì khi Tòa án yêu cầu, người vợ có thể làm văn bản trình bày việc người chồng không đưa CMND và yêu cầu Tòa án thụ lý, thu thập sau.

Căn cứ pháp lý: Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Hoặc người khởi kiện có thể liên hệ Cơ quan Công an khu vực nơi người này sinh sống để xin xác nhận cư trú, mục đích “bổ túc hồ sơ khởi kiện ly hôn”.

+ Trường hợp một người bỏ đi, không thể liên lạc được (mất số điện thoại, không biết địa chỉ hiện tại) thì trước tiên nên liên hệ với người thân, họ hàng người bị kiện để tìm hiểu thông tin về họ. Từ đó lấy thông tin người bị kiện để nộp đơn, vì trường hợp không có thông tin chính xác của người bị kiện Tòa án sẽ trả đơn. Nếu qua tìm hiểu vẫn không xác minh được địa chỉ, thông tin liên lạc của người bị kiện thì người khởi kiện ly hôn phải làm thủ tục “Tuyên bố một người mất tích” tại Tòa án nơi cư trú cuối cùng của họ, đăng tìm kiếm trên báo – đài trung ướng 3 số liên tục (chi phí cũng rất tốn kém), sau khi Tòa án có quyết định tuyên bố họ mất tích mới thực hiện được thủ tục ly hôn.

+ Trường hợp hai bên không đăng ký kết hôn, không có quan hệ hôn nhân hợp pháp thì Tòa án thụ lý và ra bản án/quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng.

+ Trường hợp vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng mà người chồng nộp đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ bác đơn khởi kiện. Tuy nhiên, người vợ có quyền nộp đơn ly hôn trong trường hợp này.

Luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn 0962613900

3. Nộp đơn khởi kiện ly hôn ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mục 1 trên đây, người khởi kiện cầm tới Bộ phận nhận đơn của Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú của người bị kiện nộp. Tòa án nơi cư trú của người bị kiện là nơi thường trú, nơi làm việc, nơi tạm trú. (Đối với ly hôn có yêu tố nước ngoài thì nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Sau khi nộp đơn sẽ nhận được Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện.

Ví dụ: Bà A (đang thường trú tại huyện Xuyên Mộc) muốn ly hôn với ông B (đang tạm trú tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), thì Bà A phải nộp đơn tại Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tuy nhiên, nếu có địa chỉ cụ thể và số điện thoại liên lạc được với người bị kiện, người khởi kiện ly hôn có thể nộp ngay tại nơi thường trú của người bị kiện. Vì Tòa án liên hệ được bên bị kiện và họ đồng ý về tham dự phiên hòa giải thì không cần thiết phải nộp tại nơi họ đang tạm trú, làm việc.

Có Tòa án sẽ kiểm tra đơn và yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn ngay tại chổ. Có Tòa án sẽ yêu cầu về chờ vài ngày sau lên nhận thông báo đóng tạm ứng án phí hoặc thông báo sửa đổi bổ sung.

- Nếu phải sửa đổi bổ sung thì người khởi kiện sửa đổi bổ sung lại đơn khởi kiện ly hôn theo thông báo;

- Nếu có thông báo đóng tạm ứng án phí thì người khởi kiện cầm qua Chi cục thi hành án dân sự để đóng tiền tạm ứng án phí, sau đó cầm biên lai do Chi cục thi hành án dân sự đưa lại cho Tòa án và về nhà chờ khoảng 7 ngày sau sẽ có thông báo thụ lý giải quyết từ Tòa án.

Luật sư tư vấn ly hôn 0962613900

4. Án phí khởi kiện ly hôn là bao nhiêu?

Hiện nay theo Nghị quyết 326 thì án phí khởi kiện ly hôn (đơn phương ly hôn) là 300.000 đồng.

Nếu có tranh chấp về tài sản, nợ chung thì án phí tính theo giá ngạch, khi nộp đơn thì người khởi kiện chỉ cần đóng 50% án phí có giá ngạch. Căn bản hiểu đơn giản là ai được nhận bao nhiêu tài sản thì người đó phải đóng án phí tương đương với giá trị tài sản nhận được. Còn giá ngạch bao nhiêu thì anh chị lên google gõ Nghị quyết 326 có bảng đối chiếu dựa trên giá trị tài sản.

Còn giá trị tài sản ban đầu do người nộp đơn tự định đoạt, sau khi tòa án định giá lại tài sản đó và nếu giá trị cao hơn thì người khởi kiện phải nộp bổ sung tạm ứng án phí.

Ví dụ: Trong đơn khởi kiện ly hôn, người khởi kiện yêu cầu chia căn nhà và mãnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng. Người khởi kiện tự ước lượng căn nhà và mãnh đất có giá trị khoảng 500 triệu đồng thì đóng tạm ứng án phí với giá trị đó, nhưng sau khi tòa án định giá căn nhà và mãnh đất thì nó có giá 2 tỷ đồng. Người khởi kiện phải nộp tạm ứng bổ sung.

5. Thụ lý giải quyết và Hòa giải tại Tòa án

Sau khi có thông báo thụ lý giải quyết, thường một vụ án ly hôn (đơn phương khởi kiện ly hôn) kéo dài khoảng 3 – 6 tháng tùy theo số lượng hồ sơ giải quyết của Thẩm phán, sự hợp tác của người bị kiện. Nếu có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung thì có thể kéo dài hơn do Tòa án phải thu thập, đo đạc, định giá tài sản chung, nợ chung của hai bên. Tòa án sẽ mời 02 bên lên Hòa giải, nếu cả hai cùng đồng ý ly hôn thì Thẩm phán có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên => ra quyết định ly hôn. Hoặc sẽ tiếp tục mời hòa giải tiếp lần 02, nếu hòa giải được sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận và cho ly hôn. Nếu một bên không đồng ý, thì sẽ đưa ra xét xử.

6. Về vấn đề tranh chấp nuôi con

Khi làm đơn khởi kiện ly hôn, người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án tuyên xử cho mình được nuôi con, yêu cầu bên bị kiện cấp dưỡng nuôi con.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý, các bên có thể có văn bản, bản tự khai yêu cầu được quyền nuôi con (hay gọi nôm na giành quyền nuôi con). Theo đó:

+ Con chung dưới 36 tháng tuổi, người mẹ sẽ được quyền ưu tiên nuôi dưỡng chăm sóc (trừ khi người mẹ từ chối, không đủ khả năng).

+ Con chung trên 36 tháng tuổi sẽ do bên nào yêu cầu được nuôi và chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (có việc làm ổn định, có chổ ở, có thời gian chăm sóc, có kiến thức,...), con trên 07 tuổi còn dựa vào nguyện vọng của con.

Bên được quyền nuôi dưỡng có thể yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con tới khi con đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tài chính của họ, thường vào khoảng 2 đến 3 triệu/tháng. Có thể yêu cầu cấp dưỡng theo tháng hoặc cấp dưỡng một lần.

Lưu ý: Dù bên nào được quyền nuôi con thì bên còn lại vẫn có quyền, nghĩa vụ với con. Vẫn được quyền tới thăm nuôi con, đưa con đi chơi,.... Chứ không phải một bên được nuôi là có quyền cấm người còn lại thăm, gặp con như nhiều người nghĩ, hay nghĩ tới con của mình, đừng vì xích mích người lớn mà để con thiếu đi tình cảm của cả cha lẫn mẹ.

Đồng thời, sau khi ly hôn, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con, nếu có căn cứ cho rằng người đang nuôi dưỡng con không đủ điều kiện. Ví dụ: họ bị kết án bạo hành, bị đi tù, bị mất khả năng lao động,.....

7. Về chia tài sản chung khi ly hôn

Đầu tiên cần xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng. Để hiểu một cách đơn giản thì tài sản có trong thời kỳ hôn nhân (từ khi đăng ký kết hôn hợp pháp) là tài sản chung, tài sản nào được tặng cho hay có trước khi đăng ký kết hôn mà không sáp nhập vào tài sản chung là tài sản riêng.

Về nguyên tắc thì tài sản chung được chia theo sự thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được thì chia đôi. Tuy nhiên, nếu bên nào chứng minh được công sức đóng góp, nguồn gốc tài sản,.... thì có thể chia theo tỷ lệ phù hợp, có thể là 40% - 60%,....

Ví dụ: Nguồn gốc căn nhà là do cha ông A để lại cho hai vợ chồng, ông A là lao động chính đi làm, bà B ở nhà nội trợ. Theo đó, Tòa có thể tính công sức đóng góp, nguồn gốc để chia cho ông A nhiều hơn một chút.

Để đảm bảo quyền lợi thì người làm đơn cứ nên yêu cầu Tòa án chia toàn bộ tài sản mà mình biết hoặc yêu cầu Tòa án xác minh được. Còn ai muốn không bị chia thì phải tự chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Người yêu cầu chia có thể yêu cầu được nhận tài sản là hiện vật hoặc quy ra tiền mặt.

Ví dụ: A yêu cầu tòa án chia tài sản chung là miếng đất 1000 m2 trị giá 1 tỷ đồng. A có thể yêu cầu được nhận 500 m2 hoặc nhận 500 triệu mặt

Lưu ý: Trong trường hợp sống chung với gia đình, bên ly hôn vẫn có quyền yêu cầu chia tài sản trong khối tài sản chung của gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ. Việc chia tài sản này có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án phân chia.

Ví dụ: Chị M kết hôn với Anh N, sống chung với gia đình Anh N. Trong quá trình sống chung thì chị M đóng góp tiền xây nhà, mua vật dụng trong nhà,.... khi ly hôn, chị M có quyền yêu cầu Tòa án chia một phần công sức đóng góp vào gia đình anh N. 8. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng, có thể ly hôn khi:

+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

- Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.

Luật sư tư vấn ly hôn 0962613900

Website: ttlaw.vn 

Mẫu đơn ly hôn đơn phương: 

12

Nguồn: Curtis Windler
Danh mục: Tư vấn Pháp luật ,